Các đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ bản chủ nghĩa

Các đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ bản chủ nghĩa

1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái. Các đảng phái này tạo cơ sở xã hội cho tư bản độc quyền, thực hiện sự thống nhất và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

Đứng sau các đảng phái là các hội chủ xí nghiệp độc quyền như: Hội Công nghiệp toàn quốc Hoa Kỳ, Tổng Liên đoàn Công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản,... Các hội chủ xí nghiệp hoạt động thông qua các đảng phái để gây ảnh hưởng, cung cấp kinh phí, quyết định nhân sự và chính sách kinh tế, đồng thời tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp.

Thông qua các hội chủ, các đại biểu của tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước ở nhiều vị trí khác nhau. Ngược lại, các quan chức và nhân viên chính phủ được "cài cắm" vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ các chức vụ chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành người đại diện cho các tổ chức độc quyền.

2. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Biểu hiện: Sở hữu nhà nước tăng lên và tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân.

Hình thức:

Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách.

Quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.

Nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân.

Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân.

Chức năng:

Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ ngành ít lãi sang ngành hiệu quả hơn.

Là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế theo các chương trình nhất định.

Sự hình thành thị trường nhà nước thể hiện ở việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong nước bằng cách bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyền thông qua các hợp đồng được ký kết.

3. Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế

Nhà nước tư sản sử dụng nhiều công cụ để điều tiết kinh tế, trong đó có độc quyền nhà nước.

Sự điều tiết được thực hiện dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và hành chính – pháp lý.

Các công cụ chủ yếu bao gồm: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hoặc chương trình hóa kinh tế, cùng các công cụ hành chính và pháp lý.

Bộ máy điều tiết kinh tế gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, với sự tham gia của đại biểu từ các tập đoàn tư bản độc quyền lớn và quan chức nhà nước.

Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự kết hợp ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước, nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền.



e-LECTURER.vn -Triết học và ứng dụng

0 Nhận xét