Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người - Tóm tắt ngắn ngọn

Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người

Ba yếu tố cơ bản: LLSX, QHSX và KTTT tác động biện chứng, tạo nên sự vận động phát triển của lịch sử xã hội, thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là: quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX và quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT của xã hội.

Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của LLSX mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát triển về tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

Mỗi sự phát triển của LLSX đều tạo khả năng, điều kiện và đặt ra yêu cầu khách quan cho sự biến đổi của QHSX. Khi LLSX phát triển về chất, đòi hỏi phải xóa bỏ QHSX, thiết lập QHSX mới về chất.

Sự phát triển về chất của QHSX, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của CSHT xã hội. Khi CSHT xã hội biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi, phát triển căn bản (nhanh, chậm, ít, nhiều) của KTTT xã hội. Hình thái KT–XH cũ mất đi, hình thái KT–XH mới, tiến bộ hơn ra đời.

Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các hình thái KT–XH: cộng sản nguyên thủy - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa; trong đó, có sự thống nhất giữa quy luật chung cơ bản phổ biến với quy luật đặc thù và quy luật riêng của lịch sử, chính vì vậy, C. Mác cho rằng: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái KT–XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lôgích của toàn bộ tiến trình lịch sử loài người là sự kế tiếp nhau của các hình thái KT–XH từ thấp đến cao. Đó là con đường tất yếu của tiến bộ lịch sử.

Sự thống nhất giữa lôgích và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái KT–XH đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể. Bản chất của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái KT–XH, sự phát triển rút ngắn xã hội đó là rút ngắn các giai đoạn, bước đi của nền văn minh loài người mà cốt lõi là sự tăng trưởng nhảy vọt của LLSX.

Hình thái KT–XH cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan của lịch sử xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là nấc thang phát triển cuối cùng của xã hội loài người. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đã quyết định sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Sự thay thế hình thái KT–XH tư bản chủ nghĩa bằng hình thái KT–XH cộng sản chủ nghĩa phải thông qua đấu tranh giai cấp, đỉnh cao là cách mạng xã hội.

-----

Nguồn: Mai K Đa, Bùi Quang Hưng (2023), Triết học Mác – Lênin: một tóm tắt rất ngắn gọn. Tài liệu hỗ trợ học tập - Lưu hành nội bộ. Url: http://www.elibrary.vn/p/triet-hoc-mac-lenin-tom-tat.html


e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét