Câu hỏi: Đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử là gì?

Câu hỏi: Đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử là gì?

Trả lời:

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, của nhậnthức và của bản thân triết học, nội dung đối tượng củatriết học cũng thay đổi theo từng thời đại lịch sử và từngtrường phái triết học khác nhau.Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và cácquy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nền triết học tự nhiên đã đạtđược những thành tựu vô cùng rực rỡ. Ảnh hưởng của triếthọc Hy Lạp cổ đại còn in đậm dấu ấn đến sự phát triểncủa tư tưởng triết học ở Tây Âu trong các giai đoạn sau.

Ở Tây Âu thời trung cổ, khi quyền lực của Giáo hội baotrùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nền triết học tự nhiên bịthay bằng nền triết học kinh viện. Triết học trong suốt gầnmột thiên niên kỷ “đêm trường Trung cổ” chịu sự quy địnhvà chi phối của hệ tư tưởng Kitô giáo. Đối tượng của triếthọc kinh viện chỉ tập trung vào các chủ đề như niềm tin tôngiáo, thiên đường, địa ngục, mặc khải hoặc chú giải các tínđiều phi thế tục... - những nội dung nặng về tư biện.

Phải đến thời kỳ Phục hưng với rất nhiều thành tựucủa Côpécních với sự ra đời của Thuyết nhật tâm, khoa họctự nhiên trong các thế kỷ XV, XVI đã tạo cơ sở cho sự pháttriển mới của triết học.

Cùng với sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuấttư bản chủ nghĩa, để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn,đặc biệt là yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành, trước hết là các khoa học thựcnghiệm đã ra đời. Những phát hiện lớn về địa lý và thiênvăn cùng những thành tựu khác của khoa học thực nghiệmthế kỷ XV - XVI đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giữa khoa học,triết học duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Vấn đềđối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Những đỉnh caomới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đã xuấthiện ở Anh, Pháp, Hà Lan với những đại diện tiêu biểu nhưPh. Bêcơn, T. Hốpxơ (Anh), D. Điđrô, C. Henvêtiuýt (Pháp),B. Xpinôda (Hà Lan)... V.I. Lênin đặc biệt đánh giá cao cônglao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự pháttriển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác.

Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng thể hiện tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của mình làmột hệ thống nhận thức phổ biến, trong đó những ngànhkhoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vàotriết học, là lôgíc học ứng dụng.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đờicủa triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm triếthọc là “khoa học của các khoa học”, triết học Mác xác địnhđối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mốiquan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thứctrên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quyluật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các nhàtriết học mácxít về sau đã đánh giá, với Mác, lần đầu tiêntrong lịch sử, đối tượng của triết học được xác lập một cáchhợp lý.



e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét